
5 điều cần lưu ý khi xây dựng nhà bếp
Nhà bếp luôn được xem như trái tim của ngôi nhà, là không gian quây quần ấm áp cho cả gia đình. Vì vậy, với nhiều gia đình, việc xây dựng, thiết kế nội thất nhà bếp phải được tính toán, lựa chọn vật liệu kỹ lưỡng và tìm được đơn vị thi công nội thất uy tín.
Việc xây dựng nhà bếp phải đảm bảo được cả về chức năng khi nấu nướng cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà. Một căn bếp đẹp sẽ khiến bạn có cảm hứng để nấu nướng, với nhiều tính năng thông minh, phù hợp sẽ khiến quá trình ấy trở nên thuận tiện hơn. Sau đây, YaHome sẽ gợi ý cho bạn 5 lưu ý khi xây dựng nhà bếp, giúp bạn thuận tiện hơn khi thi công nội thất phòng bếp.
Vị trí và hướng nhà bếp
Theo quan niệm Á Đông, một căn bếp phù hợp với phong thuỷ, vận mệnh của gia chủ sẽ thúc đẩy sự hòa thuận trong gia đình. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc và xem xét vị trí cũng như hướng bếp tránh những vị trí tối kỵ. Hướng bếp tốt nhất là Nam và Đông Nam, cần tránh các hướng Bắc, Tây, Tây Bắc. Vì nhà bếp thuộc hành Hỏa, nên các hướng thuộc hành Mộc như Nam hay Đông Nam cực kỳ phù hợp để xây dựng nhà bếp.
Bên cạnh đó, vị trí căn bếp của ngôi nhà nên đặt ở nơi tựa lưng để tạo nên sự vững chắc cho gia đình. Nhà bếp cũng không nên được đặt tựa vào nhà vệ sinh hoặc đối diện nhà vệ sinh, nhìn thẳng vào cửa nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ.

Đặc biệt, nhiều gia đình hiện nay thường đặt bếp ăn ở giữa nhà nhưng theo các chuyên gia phong thủy thì đây là thiết kế phòng bếp không tốt. Bởi vì, khu vực trung tâm cần phải được ổn định, bình an và trong lành, nếu đặt nhà bếp trong không gian này, nó sẽ tạo nên sự xáo trộn về sức khoẻ và những khó khăn liên tục cho người trong gia đình.
Bố cục và cấu trúc nhà bếp
Điều quan trọng sau khi lựa chọn được vị trí và hướng bếp phù hợp đó chính là thiết kế bố cục hợp lý, khoa học trước khi đi vào chi tiết. Để thiết kế và sắp xếp bố cục nhà bếp hợp lý, bạn cần xem xét cả về không gian, diện tích, cân nhắc các thiết bị bạn cần cho bếp để sắp xếp vị trí tất cả sao cho thuận tiện nhất trong quá trình nấu nướng.

Nguyên tắc tam giác hoạt động là một nguyên tắc quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi thiết kế nhà bếp. Trong đó bồn rửa, bếp và tủ lạnh được đặt dọc theo ba mảng tường khác nhau và tạo thành một hình tam giác. Sắp xếp này giúp hạn chế khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa các khu vực ấm và lạnh, đồng thời tổ chức các khu vực thuận tiện theo luồng công việc: chuẩn bị (bồn rửa), lưu trữ (tủ lạnh) và nấu ăn (bếp). Ngoài ra, tùy theo diện tích khu vực mà bạn có thể cân nhắc bố cục hình chữ I, chữ U, chữ L hoặc song song. Xây dựng thêm đảo bếp hoặc không. Tuy nhiên, dù là bố cục như thế nào thì điều cực kỳ quan trọng là bếp và tủ lạnh phải được đặt cách xa nhau để tránh truyền nhiệt.
3. Khu vực lưu trữ
Nhà bếp luôn là khu vực lưu trữ rất nhiều đồ dùng, vật dụng, nguyên vật liệu hoặc thực phẩm với rất nhiều chức năng khác nhau. Chính vì thế mà bạn cũng cần cân nhắc về những khu vực lưu trữ dành cho căn bếp của mình để tăng khả năng lưu trữ nhưng vẫn đảm bảo được không gian. Mỗi đồ dùng lại cần một không gian lưu trữ với kích thước, chất liệu khác nhau để đảm bảo an toàn.

Thay vì chỉ sử dụng các ngăn kệ để đựng đồ thì bạn có thể cân nhắc thiết kế các cánh tủ để giúp căn bếp trở nên thông thoáng và ngăn nắp hơn. Những ngăn tủ trên bàn bếp là một gợi ý để bạn có thể có thêm không gian để sắp xếp các thực phẩm khô hoặc các loại nguyên vật liệu cần thiết khác. Tùy theo thói quen nấu nướng cũng như yêu cầu lưu trữ các loại vật dụng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn kệ đứng, tủ treo hay ngăn bếp cho không gian nhà mình.
4. Ánh sáng
Có thể nói, nhà bếp cũng là một không gian làm việc, vậy nên khu vực này cũng cần được trang bị đầy đủ ánh sáng. Khi thiết kế phương án chiếu sáng cho nhà bếp, bạn nên quan tâm đến một số vấn đề như kích cỡ, sự phức tạp, mục đích sử dụng của không gian và những khu vực cần được chiếu sáng chủ yếu.
Đối với khu vực bồn rửa và bếp nấu, bạn nên sử dụng đèn có màu lạnh hoặc trung tính, vì chúng hiển thị chính xác hơn kết cấu thực phẩm và màu sắc của các loại nguyên liệu. Trong khi đó, màu đèn ấm như vàng có thể được sử dụng với các thiết bị chiếu sáng bổ sung như đèn trần hoặc đèn spotlight. Ở khu vực ăn uống, màu đèn ấm được sử dụng có thể khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

5. Sàn nhà và hệ thống thông gió
Sàn nhà và hệ thống thông gió cũng là hai yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi thiết kế, xây dựng căn bếp gia đình. Nhà bếp thường là không gian ẩm ướt, nếu không làm vệ sinh sạch sẽ thì dễ sản sinh vi khuẩn và rêu mốc. Chọn gạch lát sàn phù hợp có thể giúp bạn có một không gian bếp sạch sẽ, hợp vệ sinh và hiện đại. Một vài yếu tố để bạn lựa chọn cho sàn nhà bếp đó chính là: khả năng lau chùi vết bẩn, độ bền, màu sắc, độ an toàn.
Cùng với đó, hệ thống thông gió cũng cần được thiết kế đảm bảo khả năng lưu thông không khí phù hợp trong nhà bếp của bạn. Cửa sổ hoặc máy hút mùi đều có thể thực hiện chức năng này. Tuy nhiên, trong những căn nhà hiện đại thời nay, máy hút mùi là sản phẩm được ưa chuộng hơn.

YaHome tự tin là đơn vị có thể giúp bạn hiện thực hóa căn bếp mơ ước mà vẫn đảm bảo được các yếu tố cần lưu ý khi xây dựng. Hãy để chúng tôi có cơ hội góp phần mang đến sự quây quần ấm cúng trong mỗi bữa cơm gia đình bạn qua việc thiết kế và thi công căn bếp của bạn nhé!